Có được tự ý đơn phương thay đổi điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng dân sự?
Gần đây đang nổi lên vụ lùm xùm về việc Thế giới Di động gửi công văn đến các chủ thuê mặt bằng thông báo “dừng trả tiền thuê” mặt bằng và “tự ý” giảm tiền thuê mặt bằng trong công văn ngày 2/8/2021 đã gây sự bức xúc cho các chủ nhà cũng như cộng đồng mạng. Thêm vào đó mới đây Thế Giới di động tiếp tục có động thái gửi tối hậu thư vào ngày 06/10/2021 đến các chủ cho thuê về việc yêu cầu giảm tiền thuê nhà và “đe dọa” sẽ thanh lý hợp đồng nếu không nhận được phản hồi.
Theo lý thì hành động của Thế Giới Di Động là khó có thể chấp nhận được, dịch bệnh ảnh hưởng chung và cách xử lí như vậy là chưa hợp tình hợp lí. Vậy còn theo pháp luật thì hành động này của TGDĐ có tuân thủ đúng pháp luật hiện hành hay không? Tất cả sẽ được luật Sao Sáng giải đáp dưới bàii viết sau đây.
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là gì?
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là việc các bên tiến hành bàn bạc và sửa lại những điều khoản hoặc có sự suy xét bổ sung vào hợp đồng những điều mà các bên mong muốn. Chính vì vậy, tuy hợp đồng được thiết lập và có giá trị ràng buộc các bên nhưng hiệu lực của hợp đồng không phải là bất biến, mà có thể thay đổi.
Sửa đổi hay bổ sung hợp đồng là một sự thỏa thuận của các bên chủ thể có đầy đủ năng lực chủ thể để điều chỉnh nội dung của hợp đồng.
Vậy căn cứ nào để sửa đổi, bổ sung hợp đồng ?
Tại Điều 241 Bộ luật dân sự 2015 quy định
“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sủa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”
Thứ nhất, là căn cứ theo quy định của hợp đồng hoặc quy định của pháp luật. Nếu trong hợp đồng ghi rõ căn cứ và điều kiện sửa đổi thì các bên cứ thế mà làm, còn pháp luật có dự liệu những khả năng cho phép các bên trong hợp đồng có thể sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp.
Thứ hai, là sự thoả thuận của các bên. Ở đây, thì tuỳ vào ý chí của các bên mà sửa đổi bổ sung.
Chính vì lẽ đó, bản chất của Hợp đồng là một sự thỏa thuận, các bên phải thỏa thuận với nhau để sửa đổi nội dung của hợp đồng chứ một bên trong hợp đồng không được tự ý sửa.
Trong Luật Quốc tế, có một nguyên tắc đó chính là pacta sunt servanda ( đã hứa thì phải làm or tận tâm thiện chí thực hiện) bản chất của hợp đồng với một điều ước quốc tế là giống nhau tức là sự thoả thuận, các bên thoả thuận như nào cứ thế mà làm, một khi đã gọi là sự thoả thuận thì các bên phải đồng ý đồng tình để thay đổi những cái các bên mong muốn đạt được.
Sửa đổi hay đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi hoàn cảnh có sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản
Theo quy định tại Điều 420 BLDS, việc sửa đổi hợp đồng được thực hiện khi có các điều kiện sau:
+ Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420;
+ Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;
+ Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thòi hạn hợp lý. Trong trưòng hợp này, việc sửa đổi hợp đồng do Tòa án thực hiện mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Quá trình thực hiện hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người làm kinh doanh thường phải đối mặt với những rủi ro, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng. Những trường hợp này có thể được giải quyết bằng cơ chế giải phóng nghĩa vụ của hợp đồng, như cho phép một trong các bên được chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc cho phép các bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trong công văn TGDĐ gửi đến các chủ mặt bằng có nêu do hoàn cảnh dịch bệnh dãn cách theo chỉ thị 16 và 15 nên không thể kinh doanh được, có thể thấy TGDD đang viện dẫn vào các sự kiện bất khả kháng trong luật dân sự để thực hiện việc thay đổi thỏa thuận hợp đồng. Tuy nhiên hiện nay, với việc dịch Covid-19 kéo dài và hầu hết các lĩnh vực/doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng, nếu chúng ta cứ viện dẫn dịch Covid-19 để áp dụng sự kiện bất khả kháng được miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì e rằng sẽ không còn quan hệ hợp đồng nào nữa được thực hiện. Tại thời điểm này, dịch Covid-19 không đồng nghĩa với sự kiện bất khả kháng mà phụ thuộc thời điểm hợp đồng đã ký cũng như các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Trong trường hợp này, Thế Giới Di Động có nhiều lựa chọn khác để giải quyết vấn đề, như vẫn trả tiền theo trách nhiệm trong hợp đồng và thông báo ngừng thuê tại một thời điểm sẽ ấn định hoặc vẫn trả tiền theo trách nhiệm, đồng thời kiện ra tòa để áp dụng điều kiện bất khả kháng nhằm truy hồi các khoản tiền đã thanh toán - quan trọng là Thế Giới Di Động phải chứng minh được nghĩa vụ của họ không thể thực hiện được có nguyên nhân trực tiếp từ dịch Covid-19. Nhưng TGDD lại lựa chọn cách giải quyết bằng hành vi pháp lí đơn phương, đã đủ thấy có sự biểu hiện của sự vi phạm trong quan hệ hợp đồnh dân sự.
Chủ cho thuê mặt bằng có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Công văn này là sự áp đặt, không đúng tinh thần của sự thỏa thuận trong hợp đồng. Sự đơn phương áp đặt nhiều khả năng sẽ không đi đến sự đồng thuận và khả năng tranh chấp giữa các chủ mặt bằng và CTCP Thế giới di động là khó tránh khỏi
Để bảo vệ được quyền lợi của mình thì chủ nhà có thể làm đơn gửi lên tòa án yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu hồi mặt bằng. Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào nội dung hợp đồng và những chứng cứ mà các bên cung cấp cho tòa án trong quá trình giải quyết.