Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Con nuôi có được nhận di sản thừa kế của cha mẹ nuôi không?

10:11 SA
Thứ Tư 24/01/2024
 287

Việc con nuôi có được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi hay không vẫn đang là một vấn đề được mọi người rất quan tâm, đặc biệt là đối với những người con đẻ của những cặp vợ chồng nhận có con nuôi. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi này.

1. Con nuôi là gì?

Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 đã có những quy định, giải thích rõ ràng về con nuôi. Theo đó, con nuôi được hiểu như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký

…”.

Như vậy, một người không có quan hệ huyết thống với một người nhưng sẽ nhận trách nhiệm làm cha mẹ của người đó, thường là một đứa trẻ. Khi đó, mọi quyền lợi cũng như trách nhiệm sẽ do người nhận nuôi hưởng và thực hiện. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận con nuôi, để có thể nhận con nuôi thì người đó phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này đã được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010.

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d. Có tư cách đạo đức tốt”.

Do đó, người nào muốn nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 này.

2. Con nuôi có được hưởng thừa kế di sản của cha mẹ nuôi không?

Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và con được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

Theo đó, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật và Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau.

..."

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng với suất của con đẻ cũng như có quyền được hưởng thừa kế thế vị như con đẻ. Tuy nhiên, con nuôi phải được cha mẹ nuôi làm thủ tục nhận nuôi hợp pháp thì mới có thể hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi mình.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .