Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

KÝ QUỸ LÀ GÌ? PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ KÝ QUỸ NHƯ THẾ NÀO?

15:09 CH
Thứ Ba 24/09/2024
 93

Ký quỹ là một trong những hình thức thực hiện bảo đảm tài sản phổ biến được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy ký quỹ là gì? Pháp luật quy định như thế nào về ký quỹ? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Thế nào là ký quỹ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về ký quỹ cụ thể như sau:

“Điều 330. Ký quỹ

1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.”

Như vậy, việc ký quỹ là một hình thức để bảo đảm quyền lợi của bên có quyền và đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm bằng ký quỹ không thường xuất hiện ở các giao dịch dân sự thông thường, mà chủ yếu xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.

Đặc điểm của việc ký quỹ là khoản vật chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Khoản vật chất này phải có sẵn, và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.

2. Thanh toán ký quỹ được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.”

Như vậy, thanh toán ký quỹ được quy định rằng bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Nhập khẩu phế liệu nhựa cần lưu ý gì?

3. Các loại ký quỹ phổ biến hiện nay?

Hiện nay có 5 loại hình thức ký quỹ cụ thể như sau:

- Ký quỹ bảo lãnh: Nhà đầu tư phải ký quỹ/phải bảo lãnh để đảm bảo thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại tổ chức tín dụng (theo Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

- Ký quỹ L/C: L/C là từ viết tắt của Letter of credit (thư tín dụng). Đây là thư do ngân hàng lập dựa vào yêu cầu của các bên nhập và xuất khẩu và ngân hàng là tổ chức trung gian để cam kết sẽ thanh toán một phần/toàn bộ số tiền trong giao dịch của hai bên.

- Ký quỹ vào mục kinh doanh đa ngành nghề: Ký quỹ là một hình thức đảm bảo việc kinh doanh tránh khỏi tình trạng phá sản, bằng cách giữ một số tiền nhất định trong tài khoản ký quỹ. Nguyên nhân ra đời của hình thức ký quỹ vào mục kinh doanh đa ngành nghề là nhằm đảm bảo duy trì được lượng tiền tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Bằng cách ký quỹ, các doanh nghiệp, tổ chức có thể đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài của mình một cách hiệu quả.

- Ký quỹ thực hiện nghiệp vụ forward tại ngân hàng muốn gửi: Forward là giao dịch hối đoái kỳ hạn. Nói dễ hiểu hơn thì đây là một loại hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện trong tương lai. Khi thực hiện giao dịch forward, người mua và người bán sẽ phải gửi ký quỹ để đảm bảo cho việc thực hiện đúng hợp đồng.

- Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề: có thể kể đến như kinh doanh lữ hành nội địa phải ký quỹ 100 trệu đồng và kinh doanh lữ hành quốc tế thì phải ký quỹ 250 triệu đồng; kinh doanh dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng...

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ cụ thể như sau:

“Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ

1. Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

a) Hưởng phí dịch vụ;

b) Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;

c) Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;

d) Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;

đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

2. Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

a) Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;

b) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

c) Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;

d) Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

3. Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;

b) Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;

c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .