Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

VIÊN CHỨC CÓ ĐƯỢC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHÔNG?

14:11 CH
Thứ Hai 29/08/2022
 969

Thành lập doanh nghiệp là hoạt động  được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào loại hình mà thủ tục pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp không giống nhau. Vậy những chủ thể nào được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp? Viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý?

  • Luật Viên chức năm 2010
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020

2. Viên chức là ai?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 2 Luật Viên chức năm 2010.

3. Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu rõ:

“Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, pháp luật khuyến khích các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định các trường hợp không được thành lập công ty và quản lý doanh nghiệp như sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc vũ trang nhân dân dùng tài sản nhà nước thành lập doanh nghiệp và thu lợi nhuận cho riêng cơ quan, đơn vị mình.

– Cá nhân là cán bộ, công chức hoặc viên chức tuân theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,… những người đảm nhận chức danh quan trọng trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân trừ những quy định khác của pháp luật.

– Quản lí nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước trừ các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

– Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lí hành chính tại cơ sở bắt buộc, cá nhân đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhận công việc làm công việc cụ thể, liên quan đến quyết định của Tòa án và các quy định khác của pháp luật.

Như vậy, theo quy định này, viên chức thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Lý giải cho việc quy định này, có thể xem xét đến hai nguyên nhân:

+ Viên chức cũng như công chức, cán bộ, có thể là người quản lý hoặc trực tiếp làm công việc liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Do đó, quy định không cho viên chức thành lập doanh nghiệp sẽ là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.

+ Nếu viên chức vừa làm người quản lý, làm việc trực tiếp vừa là người kinh doanh sẽ dễ có tiêu cực, thậm chí có thể biến doanh nghiệp đó thành “sân sau” của viên chức để thu lợi bất chính.

4. Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?

Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 quy định, quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian như sau:

“3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Theo quy định này, có thể thấy, viên chức chỉ được quyền góp vốn mà không được quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như hợp tác xã, bệnh viện tư…

Đồng thời, theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người quản lý doanh nghiệp được định nghĩa như sau:

“24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Đây cũng là nội dung quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Cụ thể, viên chức không được thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh…).

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên có thể thấy viên chức vừa không được làm giám đốc doanh nghiệp cũng như vừa không được thành lập doanh nghiệp để tránh tham nhũng, tiêu cực có thể xảy ra.

Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về việc viên chức có được thành lập doanh nghiệp không. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 09366536 36 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .