Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Bị hại có đơn xin bãi nại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa không?

10:31 SA
Thứ Tư 23/06/2021
 1339

Bãi nại là việc bị hại hoặc gia đình bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc hoặc cưỡng bức.

Việc rút lại yêu cầu khởi tố vụ án có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bị hại sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm hoặc bị hại đã được bị can bồi thường xứng đáng…

Khởi tố vụ án hình sự là nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự, không phụ thuộc vào ý muốn bất kì chủ thể nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Có thể nói khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là đảm bảo quyền tự quyết và tự định đoạt của bị hại khi chính họ là người trực tiếp bị xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc bị xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp mà tính chất, mức độ cũng như thiệt hại gây ra phần lớn thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và chỉ có hai trường hợp là nghiêm trọng. Với tư cách là bên bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, quyền buộc tội của bị hại được “suy ra từ nội dung của các quyền tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự phù hợp với nội dung của chức năng buộc tội. Điều này được thể hiện rõ nét hơn khi vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì chính bị hại vừa tham gia tố tụng với tư cách là bị hại trong vụ án, vừa nhân danh cá nhân để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có vai trò buộc tội thông qua việc trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

Quy định về rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được quyền khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại và họ chỉ được quyền rút yêu cầu khởi tố thuộc một trong các tội danh được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 của BLTTHS năm 2015. Theo đó, các trường hợp bị hại hoặc người đại diện của họ được rút yêu cầu khởi tố là các tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và trật tự quản lý kinh tế. Cụ thể là các tội thuộc khoản 1 các điều: Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 135 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), Điều 136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội), Điều 138 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 139 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính), Điều 141 (Tội hiếp dâm), Điều 143 (Tội cưỡng dâm), Điều 155 (Tội làm nhục người khác), Điều 156 (Tội vu khống) và Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).

Như vậy, người thực hiện hành vi phạm tội thuộc các tội được quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc đại diện của bị hại, nếu không có yêu cầu của bị hại hoặc đại diện gia đình bị hại sẽ không bị khởi tố.

Đây là những tội danh mà người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của bị hại cũng như ảnh hưởng đến nhà nước và xã hội ở mức độ hạn chế. Nếu như bị hại tiếp tục theo đuổi vụ án thì có thể gây mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, thậm chí còn có thể làm giảm uy tín, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và còn gây ra tiếp những tổn hại về tinh thần cho họ. Do vậy, BLTTHS đã trao cho bị hại quyền tự quyết và định đoạt, tức là vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại trong một số trường hợp đặc biệt và họ cũng có thể rút lại yêu cầu của mình để chấm dứt tiến trình giải quyết vụ án để có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của mình, nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của xã hội và nhiệm vụ của nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nếu vụ án không thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo quy định tại Điều 155 BLTTHS mà cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố

Quyền được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự lại

Bảo vệ bị hại không chỉ đơn thuần là trừng trị người phạm tội, mà trong một số trường hợp còn phải xem xét đến nguyện vọng của bị hại mong muốn xử lý người phạm tội như thế nào. Nếu bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì họ không có quyền yêu cầu khởi tố lại, trừ trường hợp việc rút yêu cầu đó là do họ bị ép buộc, cưỡng bức thì họ có quyền yêu cầu lại.

Khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ khi có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì mặc dù người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn được quyền tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Thời điểm được rút lại yêu cầu khởi tố

Về thời điểm rút đơn, người bị hại hoặc đại diện người bị hại được quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.

Việc không giới hạn giai đoạn thực hiện quyền rút yêu cầu khởi tố giúp cho bị hại có thời gian cân nhắc để quyết định có yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội hay không, phù hợp với những sửa đổi, bổ sung trong chế định miễn trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Liên quan đến vấn đề trên, khách hàng cần giải đáp, xin liên hệ hotline công ty Luật Sao Sáng – 09366653636 để được hỗ trợ.

Trân trọng!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .