Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

CHE GIẤU TỘI PHẠM, SỰ THỜ Ơ CỦA MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐỐI VỚI AN NINH XÃ HỘI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC

14:00 CH
Thứ Ba 11/07/2023
 523

Trong thời buổi hiện nay, các đối tượng phạm tội đã manh động hơn và có dấu hiệu trẻ hóa. Người phạm tội đáng phải chịu những trách nhiệm hình sự, nhưng lại có một số thành phần sẵn sàng che giấu, bao che, thậm chí là cản trở cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra. Vậy những người có hành vi bao che sẽ bị phạm vào tội gì và sẽ bị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết.

I. Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017   

II. Che giấu tội phạm là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: "1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định."

Ngoài ra, người che giấu tội phạm là thân nhân của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 của điều này, trừ các trường hợp che giấu các tội phạm an ninh xuyên quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

III. Các yếu tố cấu thành của tội che giấu tội phạm

1. Chủ thể của hành vi che giấu tội phạm

Che giấu tội phạm là hành vi của bất kỳ ai đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Khách thể của hành vi che giấu tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến hoạt động bình thường và đúng đắn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm.

3. Mặt chủ quan của hành vi che giấu tội phạm

Người thực hiện hành vi này với lỗi cố ý, họ biết rõ hành vi của mình là cản trở hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên họ vẫn mong muốn che giấu cho tội phạm trót lọt.

Trong một số trường hợp, việc miễn trách nhiệm hình sự cho người thân thích của người phạm tội là một hành động mang tính nhân văn. Cấu thành tội che giấu tội phạm đòi ý chí chủ quan của người che giấu tội phạm phải được tự do, không bị ép buộc, không bị đe dọa. Cho nên, khi người thân có hành vi giúp đỡ tội phạm mà bị ép buộc hoặc bị đe dọa thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi khi đó dấu hiệu chủ quan của tội che giấu tội phạm không được cấu thành.

4. Mặt khách quan của hành vi che giấu tội phạm

Hành vi phạm tội: che giấu tội phạm, che giấu các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc cản trở hành vi điều tra, xử lý của người phạm tội. 

IV. Quy định pháp luật hiện hành xử phạt tội che giấu tội phạm

Theo quy định tại điều 389 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 ta thấy tội che giấu tội phạm có một số đặc trưng cần chú ý như sau:

- Về mặt chủ thể: Cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật này đều thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng nên chủ thể của 2 khoản chỉ có thể từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

- Hành vi khách quan: Hành vi khách quan của tội che giấu tội phạm là hành vi che giấu tội phạm. Tuy nhiên hành vi này không phải do hứa hẹn trước với người phạm tội mà chỉ che giấu sau khi hình vi phạm tội đã được thực hiện. Hành vi che giấu có thể được thực hiện dưới các dạng hình thức sau đây:

1. Che giấu người phạm tội: Khi biết rõ một người thực hiện một tội phạm nhưng vẫn chứa chấp, nuôi giấu trong gia đình mình hoặc một địa điểm khác, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn, thay đổi hình dạng để tránh sự truy tìm từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

2. Che giấu các dấu vết của tội phạm: Khi phạm tội thì tội phạm sẽ để lại dấu vết, đây là một trong những bằng chứng quan trọng để chứng minh tội phạm. Thông thường người phạm tội sau khi thực hiện hành vi của mình sẽ xóa dấu vết, ngụy tạo hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra của cơ quan chức năng nhằm câu kéo thêm thời gian để bỏ trốn. Trong một số trường hợp thì những đối tượng phạm tội sẽ không kịp xóa dấu vết mà thay vào đó các đối tượng sẽ nhờ người khác xóa dấu vết nhằm che giấu hành vi phạm tội của đối tượng.

3. Che giấu tang vật, hung khí: Tang vật hoặc hung khí là công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng trong quá trình thực hiện tội phạm. Che giấu tang vật là hành vi hủy hoại, cất giấu hoặc làm biến dạng công cụ mà người phạm tội đã dùng trong quá trình thực hiện tội phạm.

4. Hành vi cản trở điều tra, xử lý người phạm tội: Đây là hành vi cản trở cơ quan chức năng có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Hành vi này rất đa dạng như: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở cơ quan chức năng thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội hoặc mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép người khác không khai báo, không cung cấp chứng cứ cho cơ quan chức năng.

Che giấu tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi che giấu tội phạm, không phụ thuộc vào kết quả của việc che giấu.    

V. So sánh giữa tội che giấu tội phạm và tội không tốc giác tội phạm (Điều 18 và Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

1.Điểm giống nhau:

Đầu tiên, 02 tội phạm này đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Thứ hai, 2 tội này đều có những khoản miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là thân nhân của người có hành vi phạm tội nhưng không tốc giác.

2. Điểm khác nhau

Bên cạnh hai điểm tương đồng đã nêu ở trên, thì chúng ta cần phải hết sức chú ý đến những điểm khác nhau, vì đây là cơ sở để xác định đúng tội.

Thứ nhất: Mặt nhận thức của người phạm tội.

“Che giấu tội phạm” là hành vi phạm tội của người phạm tội đã xảy ra nhưng không hứa hẹn trước với người phạm tội.

“Không tố giác tội phạm” là biết rõ hành vi phạm tội của người phạm tội đã, đang và sẽ xảy ra nhưng chọn cách không tố giác với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thứ hai: Thời điểm phạm tội.

“Che giấu tội phạm” là hành vi chỉ thực hiện sau khi biết được tội phạm khác đã xảy ra.

“Không tốc giác tội phạm” là hành vi xảy ra trong bất kỳ thời điểm nào của tội phạm.

Thứ ba: Cách thức hoạt động của hành vi

“Che giấu tội phạm” là hành vi che giấu dấu vết, tang vật, vật chứng của tội phạm và vụ án hoặc cản trở quá trình điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

“Không tố giác tội phạm” là hành vi biết được sự việc nhưng không trình báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền

Thứ tư: Về trường hợp không truy cứu trách nhiệm hình sự

“Che giấu tội phạm” Nếu biết và che giấu tội phạm thì người bào chữa sẽ bị xử lý hình sự.

“Không tố giác tội phạm” Miễn trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa, trừ trường hợp không tốc giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ năm: Hình thức xử lý.

“Che giấu tội phạm” Căn cứ điều 389 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

"1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."

“Không tố giác tội phạm” Căn cứ điều 390 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

"1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về chủ đề "Che giấu tội phạm và sự thờ ơ của một số bộ phận đối với an ninh xã hội và trách nhiệm của bản thân đối với đất nước". Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .