Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

So sánh cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu nổi tiếng

9:34 SA
Thứ Sáu 04/06/2021
 4941

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo quy định tại khoản 16 điều 4 luật SHTT)

Để giúp cho người tiêu dùng dễ phân biệt các nhãn hiệu, Luật SHTT có quy định về khả năng phân biệt được của nhãn hiệu tại khoản 1 – điều 74 – luật SHTT: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Nhãn hiệu hàng hóa là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng và được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Tại Khoản 20 – điều 4 – luật SHTT có quy định “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Một điều không thể phủ nhận là những nhãn hiệu nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn trong vấn đề thu hút khách hàng và có thị phần lớn trong thị trường hàng hóa, việc bị xâm phạm cũng diễn ra nhiều. Do vậy cần có cơ chế bảo hộ riêng đối với các nhãn hiệu nổi tiếng, cơ chế này có gì giống và khác cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thông thường?

Giống nhau nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu nổi tiếng

  • Đều phải đáp ứng các điều kiện về nhãn hiệu được quy định tại điều 72 – luật SHTT như sau:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”

  • Đều là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Có thời hạn bảo hộ nhãn hiệu như nhau và có thể gia hạn khi hết thời hạn bảo hộ: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm” (theo khoản 6 điều 93 – Luật SHTT).
  • Đều phải chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ khi thuộc các trường hợp được quy định tại điều 95 – luật SHTT.
  • Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng đều có chung nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại khoản 2 – điều 136 – luật SHTT: ‘Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này”.

Khác nhau nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu nổi tiếng

 

Nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu nổi tiếng

Khái niệm

Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT: “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Tính chất

Không cần trải qua quá trình sử dụng nhãn hiệu, được bảo hộ ngay từ khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Phải trải qua quá trình là một nhãn hiệu thông thường rồi mới trở thành nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ xác lập quyền

Nhãn hiệu thông thường phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.

Nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập quyền trên cơ sở thực tiễn quá trình sử dụng.

Một nhãn hiệu để được bảo hộ với cơ chế của nhãn hiệu nổi tiếng thì phải đáp ứng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại điều 75 luật SHTT.

Thời hạn bảo hộ

Khoản 6 điều 93 Luật SHTT quy định thì thời hạn bảo hộ là mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Tuy nhiên, văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt trong trường hợp chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 luật SHTT. Khi không còn là nhãn hiệu nổi tiếng thì chỉ được bảo hộ như nhãn hiệu thông thường.

Cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký

Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ.

Tại điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT có quy định: “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng”.

Cơ chế trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm

Cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm cho sản phẩm trùng hoặc tương tự không được bảo hộ hành vi xâm phạm đối với sản phẩm khác loại.

Việc bảo hộ hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ được bảo hộ đối với sản phẩm trùng hoặc tương tự mà còn được bảo hộ đối với hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan theo quy định tại  điểm d khoản 1 điều 129 Luật SHTT.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .