Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

KHAI BÁO GIAN DỐI BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

10:29 SA
Thứ Bảy 28/10/2023
 490

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

2. Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

II. Khái niệm hành vi khai báo gian dối

Hành vi khai báo gian dối được hiểu là hành vi đưa ra những tài liệu cho cơ quan tổ tụng mà biết rõ tài liệu đó sai sự thật.

Về cấu thành tội phạm cơ bản của tội này được thể hiện như sau:

  • Mặt chủ thể: bao gồm người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong các thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính.
  • Mặt khách thể: tội này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Mặt khách quan:  mặt khách quan của tội này trong các thủ tục tố tụng nói chung vao gồm: hành vi khai báo gian dối, tình bày sự việc, tình tiết không đúng với thực tế đối với người làm chứng; hành vi dịch thuât sai lệch với nội dung trong tài liệu gốc đối với người dịch thuật, người phiên dịch; hành vi kết luận giám định, định giá không đúng với tính khách quan của nội dung giám định, định giá đối với người giám định, người định giá tài sản; hành vi cung cấp tài liệu có nội dung ngụy tạo hoặc sai sự thật đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa. Đối với người giám định, người định giá còn có thể chịu trách nhiệm về hành vi khai báo gian dối tại phiên tòa khi bị xét hỏi về những vấn đề có liên quan đến kết luận giám định, định giá.
  • Mặt chủ quan: lỗi cố ý, người thực hiện tội phạm biết rõ lời khai, việc dịch, kết quả giám định, định giá và tài liệu mà mình cung cấp là sai sự thât.

III. Xử phạt hành vi khai báo gian dối

Tại Việt Nam, hành vi khai báo gian dối có thể bị xử lý hành chính và xử lý hình sự theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 và Điều 382 BLHS 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Điều 13 của Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người tham gia tố tụng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội;

b) Người tham gia tố tụng từ chối khai báo hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, đồ vật, trừ người bị buộc tội

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Người giám định, người định giá tài sản từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;

b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;

c) Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tại Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối:

"1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

 Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua hotline: 0936.65.36.36 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .