Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

NHÀ NGHỈ, KHÁCH SẠN CÓ ĐƯỢC GIỮ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CỦA KHÁCH HÀNG KHÔNG?

15:07 CH
Thứ Năm 04/05/2023
 400

Khi chúng ta đi chơi hoặc đi làm việc ở một nơi xa nhà và muốn thuê nhà nghỉ hay khách sạn để ở vài ngày thì rất nhiều nơi có yêu cầu khách hàng phải cọc căn cước công dân. Đây là một yêu cầu dễ hiểu để nhà nghỉ hay khách sạn có thể đảm bảo khách hàng không trốn đi mất khi chưa thanh toán tiền phòng. Tuy nhiên liệu việc giữ căn cước công dân của người khác như vậy có hợp pháp không? Mời quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Căn cứ pháp lý:

Luật Căn cước công dân 2014

Luật Du lịch 2017

Nghị định 96/2016/NĐ-CP

2. Căn cước công dân là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

2. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.

…”

3. Nhà nghỉ, khách sạn có được giữ căn cước công dân của khách hàng không?

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (Đối với người nước ngoài) và các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ. Như vậy Nghị định 96/2016/NĐ-CP không quy định cơ sở kinh doanh lưu trú được quyền giữ căn cước công dân hay giấy tờ tùy thân khác của khách hàng. Bên cạnh đó, Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch đều không có quy định liên quan đến căn cước công dân. Bộ Văn hóa Thể theo và Du lịch cũng không ban hành hay phê duyệt quy chế quản lý hay nội quy cụ thể của từng khách sạn, không can thiệp vào thỏa thuận dân sự giữa khách và cơ sở lưu trú du lịch. Do đó, mọi hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, khách du lịch, khách nghỉ tại cơ sở lưu trú du lịch cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền giữ căn cước công dân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014:

Điều 28. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:

a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:

a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Điều 28 đã quy định rõ cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền tạm giữ thẻ căn cước công dân.

Thẻ căn cước công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau đây: Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Trong thời gian bị tạm giữ thẻ căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Công dân được trả lại thẻ căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về chủ đề nhà nghỉ, khách sạn có được giữ căn cước công dân của khách hàng không. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .