PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: HỢP ĐỒNG ĐƠN VỤ VÀ HỢP ĐỒNG SONG VỤ
Trong lĩnh vực pháp luật dân sự, hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể. Hợp đồng dân sự có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó hai loại hợp đồng phổ biến nhất là hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Sự khác biệt giữa các loại hợp đồng này không chỉ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mà còn tác động đến việc giải quyết tranh chấp khi xảy ra xung đột. Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ các khái niệm, đặc điểm, cũng như ví dụ cụ thể của từng loại hợp đồng nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về vấn đề này.
1. Hợp đồng là gì?
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự”.
2. Khái niệm hợp đồng đơn vụ
Hợp đồng đơn vụ là thỏa thuận giữa tất cả chủ thể tham gia, trong đó chỉ có một chủ thể cần thực hiện nghĩa vụ với chủ thể còn lại. Phía chủ thể còn lại chính là bên có quyền.
Thực tế, phần lớn hợp đồng đơn vụ đều thuộc dạng giao kết không bồi hoàn. Vì chỉ chủ thể có nghĩa vụ cần thực hiện nghĩa vụ với chủ thể có quyền (bên mang quyền). Trong loại hình hợp đồng này, bên mang quyền không cần phải thực hiện nghĩa vụ nào với bên có nghĩa vụ.
3. Khái niệm hợp đồng song vụ
Căn theo Khoản 1 Điều 402 của Bộ Luật Dân sự ban hành năm 2015, hợp đồng song vụ được định nghĩa đơn giản như sau:
“Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.”
Hiểu đơn giản thì tất cả bên tham gia vào giao kết song vụ đều phải có nghĩa vụ với nhau, theo đúng điều khoản cam kết trong hợp đồng.
Chẳng hạn như với hợp đồng thuê nhà, bên đi thuê cần trả tiền thuê theo đúng kỳ hạn đã cam kết với bên cho thuê. Còn bên cho thuê phải có trách nhiệm bàn giao nhà cho bên theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng cho thuê đã
4. Các loại hợp đồng chủ yếu
Tại Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
(1) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
(2) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
(3) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
(4) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
(5) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
(6) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
2. Phân biệt hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
|
Hợp đồng song vụ |
Hợp đồng đơn vụ |
Khái niệm |
Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau |
Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ |
Đặc điểm |
Mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau |
Chỉ một bên có nghĩa vụ, bên còn lại sẽ không có nghĩa vụ đối ứng trong hợp đồng |
Bản chất |
- Đây là loại hợp đồng cân bằng lợi ích của các bên tham gia hợp đồng. - Hợp đồng chỉ phục vụ lợi ích của một bên, hoặc hợp đồng quy định lợi ích của các bên không cân bằng hoặc không bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế có rủi ro bị vô hiệu. |
- Loại hợp đồng không phục vụ lợi ích của tất cả các bên. - Hợp đồng không có đền bù và có thể hiểu là đối với loại hợp đồng này thì không yêu cầu một bên phải trả một khoản tiền hoặc lợi ích cho bên còn lại mặc dù bên có được nhận tài sản theo quy định của hợp đồng. |
Thực hiện hợp đồng |
- Trong trường hợp các bên chấp nhận giao kết hợp đồng thành văn bản thì phải lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ một bản hợp đồng - Các bên vừa là bên có quyền và đồng thời cũng có nghĩa vụ. Tức là họ vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ dân sự. - Khi các bên đã thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thì khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, các bên đều phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình. Các bên không được hoãn thực hiện với lý do bên còn lại chưa thực hiện nghĩa vụ. Trừ các trường hợp: + Đến thời hạn, bên phải thực hiện nghĩa vụ (bên A) có quyền được hoãn nếu bên còn lại (bên B) bị suy giảm nghiêm trọng khả năng thực hiện nghĩa vụ và không thể thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp đồng ban đầu. Chỉ đến khi bên B có các biện pháp để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ, hoặc phục hồi khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên A mới phải thực hiện nghĩa vụ của mình |
- Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn, không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và 413 Bộ luật Dân sự 2015. |
Ví dụ |
- Hợp đồng mua bán tài sản - Hợp đồng gia công - Hợp đồng vay tài sản - Hợp đồng thuê tài sản - Hợp đồng ủy quyền - Hợp đồng dịch vụ |
- Hợp đồng tặng cho tài sản |
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng.
Trân trọng cảm ơn!