Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

16:53 CH
Thứ Tư 22/03/2023
 366

Kể từ khi được phát hiện vào năm 1981, nhiễm HIV ở người đã được Tổ chức Y Tế Thế giới xem như là đại dịch. Thế giới đã có nhiều nghiên cứu để điều trị và phòng ngừa lây nhiễm HIV song đến hiện nay chưa có một phương pháp nào có thể loại bỏ HIV/AIDS hoàn toàn mà chỉ có thể phòng ngừa và đẩy lùi tác động của vi – rút vào cơ thể. Ở Việt Nam, nước ta đã có nhiều chính sách để chung tay cùng cộng đồng quốc tế giảm thiểu việc lây nhiễm HIV/AIDS và giúp đỡ người bị HIV/AIDS có cuộc sống bình thường và bình đẳng. Vậy những chính sách đấy là gì? Mời quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sửa đổi bổ sung 2020

Luật Bình đẳng giới 2006

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022

Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm

Quyết định số 432/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam thuộc Bộ Y tế và đổi tên Cục Y tế dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS thành Cục Y tế dự phòng Việt Nam

Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương

Quyết định phê duyệt "Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” nhằm tiếp tục đặt ra những mục tiêu, chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể và dài hạn, bảo đảm cho công tác này được thực hiện với hiệu quả cao và bền vững

Văn bản pháp luật liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS

Tại kỳ họp thứ 9, khoá XI, Quốc hội đã thông qua Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006. Ngoài ra, Việt Nam còn ban hành nhiều Luật, Quyết định liên quan như Luật Bình đẳng giới 2006; Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022; Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; Quyết định số 432/QĐ-TTg Về việc thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam thuộc Bộ Y tế và đổi tên Cục Y tế dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS thành Cục Y tế dự phòng Việt Nam; Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương; Quyết định phê duyệt "Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” nhằm tiếp tục đặt ra những mục tiêu, chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể và dài hạn, bảo đảm cho công tác này được thực hiện với hiệu quả cao và bền vững...

Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS

Điều 4 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sửa đổi bổ sung 2020 quy định:

“Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV

1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:

a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;

c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;

d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;

c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; việc chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV và các điều kiện bảo đảm thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, người nhiễm HIV có các quyền: Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội; được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; học văn hoá, học nghề, làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối; các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh quyền thì người nhiễm HIV có các nghĩa vụ: Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác; thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết; thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV; các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chính sách của Nhà nước về phòng chống HIV/AIDS

Điều 6 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sửa đổi bổ sung 2020 đã quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS gồm: Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS; phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV. Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước; thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV. Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.

Đồng thời cũng tại Điều 6 đã nêu: Nhà nước huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS. Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn. Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS. Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS

Tại Điều 41 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sửa đổi bổ sung 2020 quy định:

“Điều 41. Chăm sóc người nhiễm HIV

1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.

2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.

3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.

5. Chính phủ quy định chế độ chăm sóc người nhiễm HIV quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập trên cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng. Chính phủ quy định chế độ chăm sóc người nhiễm HIV quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Ngoài ra, tại Điều 40 của Luật này đã nêu rõ người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Hỗ trợ tín dụng đối với người nhiễm HIV/AIDS

Theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương, theo đó: Người nhiễm HIV, hộ gia đình có thành viên bị nhiễm HIV/AIDS được vay vốn để mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán; đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị; góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về chủ đề Quy định pháp luật liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .