Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

RỦI RO KHI ĐỨNG TÊN HỘ MUA ĐIỆN THOẠI TRẢ GÓP

14:54 CH
Thứ Hai 17/02/2025
 70

Anh D có câu hỏi gửi về Công ty Luật TNHH Sao Sáng như sau: Tôi có đứng tên mua điện thoại IP7 trả góp cho bạn, do tôi có công việc ổn định nên bạn nhờ đứng tên để duyệt hồ sơ, sau đó mỗi tháng bạn tôi sẽ trả tiền để tôi đi đóng. Bây giờ bạn tôi quay ngược 360 độ, không chịu đưa tiền và tôi cũng không liên lạc được với người đó, phía công ty thì gọi đòi tiền đến hạn liên tục, nếu không trả sẽ phải đóng phạt, tôi phải làm sao?

Qua bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ trả lời câu hỏi của anh D cũng như giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc mua trả chậm, trả dần như sau:

“Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Những người đứng tên hộ như bạn thường sai lầm khi cho rằng người nào sở hữu chiếc điện thoại thì người đó mới phải chịu trách nhiệm khoản vay trả góp và dẫn đến việc họ phải chịu một khoản nợ.

Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Như vậy, giao dịch mua mua chiếc điện thoại di động trả góp mà bạn đứng tên hộ thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực bao gồm tự nguyện, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội. Do đó, khi xác lập sẽ ràng buộc người đứng ra ký kết với các quyền và nghĩa vụ mà hợp đồng ghi nhận.

Thậm chí, trong trường hợp người đứng ra ký tên là bạn bị lừa dối dẫn đến hành vi nhầm lẫn về tính chất của giao dịch thì cũng rất khó chứng minh để yêu cầu tuyên bố giao dịch trên là vô hiệu theo điều 122 Bộ luật Dân sự 2015: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

Trong khi đó, người bạn nhờ bạn đứng tên trong giao dịch trả góp thì lại không hề xác lập bất cứ mối quan hệ nào với công ty bán điện thoại di động. Cho nên trường hợp xấu, bạn có thể sẽ bị công ty bán điện thoại hoặc ngân hàng kiện ra tòa vì không thực hiện đúng hợp đồng.

Cảnh giác trước thủ đoạn nhờ đứng tên để mua hàng trả góp, xem ngay

Nếu trường hợp bạn và bạn của bạn thông qua một hợp đồng dân sự để thỏa thuận bạn đứng ra mua điện thoại trả góp thì theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2015, trách nhiệm này được quy định như sau:

“Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, bạn của bạn sẽ phải có trách nhiệm dân sự đối với bạn do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện. Và bạn có quyền yêu cầu bạn của bạn tiếp tục việc trả góp và nộp phạt do nộp chậm. Hoặc nếu bạn đã thanh toán hết các chi phí đó thì được yêu cầu bạn của bạn thanh toán các chi phí đó và bồi thường thiệt hại cho bạn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng.  Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .