THỦ TỤC TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Trong thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau (những rủi ro, chiến tranh, tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác định được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, của những người có quyền, lợi ích liên quan, pháp luật quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới hai hình thức: Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết hoặc yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết được quy định tại các điều từ Điều 391 đến Điều 395 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Thủ tục này về cơ bản được thực hiện tương tự như thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một ngưòi mất tích, yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Tuy nhiên, thủ tục này cũng có một số điểm khác như vể thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu (là không quá 30 ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu); thời hạn mở phiên họp là mưòi ngày kể từ ngày ra quyết định mỏ phiên họp.
I. Những yếu tố cần xem xét khi có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người đã chết
Chủ thể có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một ngưòi là đã chết:
Chỉ có người có quyền, lợi ích liên quan mới có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết.
Yếu tố về thời gian:
Theo quy định tại Điều 71 BLDS 2015, trong bốn trường hợp sau, toà án có thể tuyên bố một người là đã chết.
- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Trong trường hợp này việc tuyên bố một người bị mất tích tạm dừng năng lực chủ thể của họ được diễn ra theo hướng chấm dứt tư cách chủ thể của người đó. Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ tục thông báo nào (của toà án cũng như người có quyền, lợi ích liên quan) toà án có thể tuyên bố người đó là đã chết.
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Ngày chiến tranh kết thúc có thể quy định khác nhau: Ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, ngày kí hiệp định đình chiến, hòa bình, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh… tùy theo từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế.
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Người bị tuyên bố là đã chết phải ở trong số người bị tai nạn (cư dân trong các vùng bị động đất, núi lửa, sóng thần; hành khách trong các tai nạn giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không; người trong hầm lò bị sập, trên tàu bị đắm, bị lốc cuốn… mà không xác định được hoặc do không tìm thấy thi thể nạn nhân).
- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. Khi một người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích. Sau hai năm có thể tuyên bố mất tích, sau năm năm có thể tuyên bố là đã chết. Nếu có tuyên bố mất tích thì phải áp dụng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 71 BLDS 2015, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích năm năm liền trở lên toà án có thể tuyên bố một người là đã chết.
Thời hạn 05 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Tuỳ từng trường hợp, toà án xác định ngày chết của người đó trong bản án hoặc quyết định của toà án. Nếu không xác định ngày người đã chết trong bản án hoặc quyết định của toà án thì ngày chết là ngày bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật. Thông thường, đối với người biệt tích trong các tai nạn, thảm họa, thiên tai thì ngày chết là ngày xảy ra thảm họa, thiên tai đó.
II. Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
a) Người yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết phải làm đơn có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
b) Phải gửi cho Toà án các tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015.
Ví dụ: Xuất trình quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật sau ba năm mà vẫn không có tin tức người đó còn sông;
Xuất trình tài liệu chứng minh người đó đã biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiên tranh kết thúc mà không có tin tức xác thực là còn sống;
Xuất trình tài liệu chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết, đã bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sông hoặc biệt tích năm năm liền trỏ lên và không có tin tức xác thực là còn sông, V.V..
III. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không quá 30 ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn 30 ngày, Toà án phải ra quyết định mỏ phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Như vậy, kể từ khi thụ lý cho đến khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết là 40 ngày ngắn hơn nhiều so với trường hợp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Tại khoản 2 Điều 392 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành có quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu”. Có lẽ điều luật này cần được áp dụng một cách “thoáng” hơn, có nghĩa là cho đến khi mồ phiên họp mà người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án cũng nên ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Tại phiên họp xét đơn yêu cầu Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.
Nếu chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết, trong quyết định này, Toà án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
IV. Thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
a) Điều kiện để huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết:
- Người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống.
- Người bị coi là đã chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan phải có đơn yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
- Đơn phải có đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
- Kèm đơn là các chứng cứ chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trỏ về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống.
b) Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
- Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
- Nếu Toà án chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quỵết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Toà án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết như:
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
- Các quan hệ khác về nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục.
- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyển yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản hiện còn, trừ trường hợp người thừa kế biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưỏng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường.
V. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người chết
Việc tuyên bố một người là đã chết gây ra các hậu quả pháp lí như sau:
- Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố chết là đã chết chấm dứt hoàn toàn. Tức là, tính từ thời điểm quyết định của Tò án có hiệu lực thì cá nhân đó không thẻ tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó.
- Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt. Nếu vợ, chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Các quan hệ nhân thân khác như các quan hệ về ten goi, danh dự, nhân phẩm.. hay các quan hệ gắn với tài sản như quyền tác giả về tác phẩm văn học, quyền tác giả về phát minh sáng chế ..cũng được giải quyết như đối với người đã chết, tức là chấm dứt các quan hệ đó.
- Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tức là khi quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một người có hiệu lực pháp luật thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế. Đồng thời đó cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Trường hợp người bị tuyên bố chết chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài sản với chủ thể nào đó thì những người được hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản của người tuyên bố chết để lại.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng những ý kiến tư vấn này sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn, xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !