Đi đòi nợ nhưng lại bị khởi tố hình sự
Thời gian gần đây, nhiều vụ án cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản được đưa ra xét xử và đặc điểm chung của các vụ án này là các bị cáo bị nợ tiền, đi đòi nợ tiền.
Sau khi vay được tiền, tài sản bên vay tìm mọi lý do để kéo dài thời hạn trả nợ, “bùng” nợ hoặc thậm chí thách thức chủ nợ và tuyên bố không trả. Điều này tạo cho chủ nợ tâm lý bực tức, phẫn nộ vì nguy cơ mất trắng tài sản cho vay và tìm đủ mọi cách, bất chấp thủ đoạn miễn có thể đòi nợ. Chính bởi sự mất bình tĩnh và thiếu hiểu biết pháp luật mà nhiều chủ nợ không đòi được nợ mà còn bị vướng vào vòng lao lý.
Khi đòi nợ trái pháp luật chủ nợ có thể bị truy tố đối với các tội danh sau:
1. Tội cướp tài sản
(hình ảnh minh họa, nguồn internet)
Trường hợp bên cho vay dùng vũ lực, làm cho người vay lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi này có dấu hiệu của tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức hình phạt cao nhất mà người mà người phạm tội có thể chịu là 20 năm tù đến tù chung thân.
2. Tội cưỡng đoạt tài sản
(hình ảnh minh họa, nguồn internet)
Trường hợp chủ nợ đã đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần con nợ nhằm chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản. Nếu như tội cướp tài sản đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi dùng vũ lực tấn công hoặc đe dọa tấn công ngay tức khắc làm người bị tấn công/bị đe dọa tê liệt hoàn toàn ý chí nhằm chiếm đoạt tài sản thì tội cưỡng đoạt chỉ đòi hỏi người phạm tội có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực (thực tế chưa dùng vũ lực) hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần (như sẽ làm lộ bí mật đời tư) và người bị đe dọa không bị tê liệt hoàn toàn ý chí, vẫn còn có thể lựa chọn cách xử sự khác nhưng vẫn miễn cưỡng giao tài sản cho người phạm tội. Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 tùy theo mức độ vi phạm mà người phạm tội có thể chịu mức phạt từ 12 năm đến 20 năm.
c. Tội bắt giữ người trái pháp luật
(hình ảnh minh họa, nguồn internet)
Trường hợp nếu người cho vay có các hành vi bắt, giữ hoặc giam nhốt người vay để đòi tiền nợ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Bắt, giữ hoặc giam, người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với khung hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể chịu là 12 năm.
Làm thế nào để đòi được nợ mà không phạm luật?
Để không vi phạm các quy định của pháp luật, chủ nợ không được trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp thuê người thực hiện các hành vi đòi nợ cực đoan gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của người vay cũng như người thân của họ.
Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Khi người vay dùng những thủ đoạn gian dối cố tình chiếm đoạt số tiền vay thì bên cho vay có thể gửi đơn tố giác gửi đến cơ quan công an điều tra.
Trong đó, theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:“ Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng gửi đến Quý bạn đọc về đòi nợ trái pháp luật. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: Luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936 65 36 36 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.