Phân biệt cơ chế bảo hộ giữa kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, giúp hiểu rõ hơn về hai hình thức bảo hộ này để đưa ra lựa chọn phù hợp cho sản phẩm của mình.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022 (gọi tắt là Luật SHTT 2005)
2. Điểm giống và khác nhau giữa cơ chế bảo hộ giữa kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
2.1 Giống nhau
- Đều là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật SHTT Việt Nam.
- Đều là những quyền của chủ thể sáng tạo hoặc chủ thể sở hữu các sáng tạo đó.
- Bảo hộ cho quyền lợi và lợi ích của các chủ thể quyền và tránh các hành vi xâm phạm đến chủ thể có quyền được bảo hộ.
- Đều là đối tượng sáng tạo mang tính thẩm mỹ.
- Đều thể hiện dưới dạng hình thái bên ngoài của tác phẩm (hình khối, đường nét, màu sắc).
2.2 Khác nhau
Tiêu chí |
Kiểu dáng công nghiệp |
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng |
Phạm vi bảo hộ |
Đều được bảo hộ về quyền nhân thân và quyền tác giả |
|
Khái niệm |
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005) |
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tỉnh năng hữu ích, có thể gần liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhăn điện và bao bì sản phẩm), thiết kế dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí (Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan) |
Căn cứ xác lập quyền |
Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005) |
Được xác lập trên cơ sở sản phẩm sáng tạo dưới dạng hình thức vật chất cố định và không phải đăng ký. (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT 2005) |
Chi phí đăng ký |
Mất chi phí cao hơn để đăng ký bảo hộ |
Không mất phí đăng ký hoặc nếu có đăng ký thì chi phí cũng không cao để bảo hộ |
Thời hạn thẩm định đơn đăng ký |
Thời hạn thẩm định đơn đăng ký từ 09 đến 12 tháng kể từ ngày nộp đơn |
Thời gian thẩm định đơn đăng ký ngắn hơn (15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) |
Thời hạn bảo hộ |
Thời hạn bảo hộ được quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật SHTT 2005: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn liên tiếp, mỗi lần 5 năm”. Do đó, thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm. |
Thời hạn bảo hộ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật SHTT 2005: Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ tác phẩm được định hình. |
Điều kiện bảo hộ |
Có tính mới, có tính sáng tạo không được trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký bảo hộ trước đó, có khả năng áp dụng công nghiệp. (Điều 64 Luật SHTT 2005). Vì vậy, kiểu dáng công nghiệp có điều kiện bảo hộ cao hơn. |
Tác phẩm được tạo ra thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nhất định và có tính sáng tạo của tác giả trong tác phẩm. |
Phạm vi quyền được bảo hộ |
Chủ sở hữu có quyền ngân cấm chủ thể khác sử dụng kiểu dáng không khác biệt đáng kể với kiểu dáng được bảo hộ trong thời hạn bảo hộ. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 |
Chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng tác phẩm khi họ chứng minh họ độc lập tạo ra tác phẩm mà không hề biết đến tác phẩm được bảo hộ trước đó |
Hành vi xâm phạm |
Hành vi xâm phạm được quy định tại Điều 126 Luật SHTT 2005 |
Hành vi xâm phạm được quy định tại Điều 28 Luật SHTT 2005 |
Cơ quan đăng ký bảo hộ |
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc bộ Khoa học và Công nghệ |
Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Sao Sáng gửi đến Quý bạn đọc về nội dung Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline 0936653636 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.